Xưa & Nay

Đường sắt Việt Nam thời Pháp thuộc

Sau khi chinh phục Việt Nam về quân sự, đầu năm 1897, người Pháp đã tập trung xây dựng tuyến đường sắt, theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray 1 mét, để vận chuyển hàng hóa, để có tiền làm dự án đường sắt dài nhất ngoài nước Pháp, Poul Doumer phát hành công trái vay 200 triệu franc trả trong 75 năm.

– Tuyến đường sắt được khởi công sớm nhất là Sài Gòn – Mỹ Tho (71km) được hoàn thành vào năm 1885.

– Năm 1902, Pháp xây dựng xong Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng và Bằng Tường Trung Quốc;

– Năm 1902, xây dựng xong Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng;

– Năm 1906, xây dựng xong Đường sắt Hà Nội – Lào Cai và Côn Minh – Vân Nam Trung Quốc;

– Năm 1931, xây dựng xong Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt;

– Năm 1933, xây dựng xong Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

– Đến năm 1936, người Pháp mới xây dựng xong tuyến Đường sắt Bắc Nam với chiều dài 2.600km.

Đường sắt được xây dựng cùng với các cầu thép đi chung đường bộ đường sắt. Ở miền Bắc các tuyến đường thuộc xứ (Bắc Kỳ), đi song trùng với các tuyến đường sắt cũng đường khai mở, như: Đường 2, đường 70 (Hà Nội – Tuyên Quang- Lao Cai) đường 3 (Hà Nội -Thái Nguyên – Cao Bằng), đường 5 (Hà Nội – Hải Phòng). Hàng trăm cây cầu kiên cố cũng được xây dựng, các cầu vượt sông lớn, đều đi chung với đường sắt trong đó có các cầu lớn như Cầu Bình Lợi (Thành phố HCM) cầu Gềnh (Đồng Nai), Đà Ràng (Tuy Hòa), cầu Bạch Hổ (Huế): cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), Cầu Long Biên (Hà Nội)… Đến năm 1931 Việt Nam đã có 2.389 km đường sắt. với các tuyến đường Bắc – Nam, Hà Nội đi: Hải Phòng, Đồng Đăng Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Tháp Chàm – Đà Lạt và Sài Gòn – Lộc Ninh. (Theo Tạp chí Cầu Đường)

Chúng ta cùng xem lại các hình ảnh đường sắt Việt Nam thời Pháp thuộc.

(Nguồn :  Fb Lịch sử Việt Nam qua ảnh)

 

Đường sắt Bắc Nam, hay như người Pháp gọi: Đường sắt xuyên Đông Dương, là đứa con tinh thần của viên Toàn quyền Đông Dương Jean Marie Antoine de Lanessan (nhiệm kỳ 1891-1894). Tuy nhiên nó chỉ trở thành hiện thực dưới thời người kế nhiệm của ông là Toàn quyền Paul Doumer (nhiệm kỳ 1897-1902).

Doumer sau khi tới Đông Dương đã xếp dự án trên làm trọng tâm của chương trình hoạt động lớn năm 1898 của mình.
Thời khắc lịch sử của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương đến vào ngày 2/9/1936, khi 2 tuyến đường ở 2 đầu Bắc-Nam cuối cùng được nối với nhau tại km 1221 thuộc Hào Sơn, nay là tỉnh Phú Yên, đánh dấu sự hoàn thành toàn tuyến đường sắt Bắc Nam tại nước ta.

 

Ngày 2/9/1936 Toàn quyền Pháp Réne Robin và Hoàng đế Bảo Đại tự tay đặt những mảnh đường ray cuối cùng nối liền 2 đầu Bắc-Nam của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.
Đường ray trục xuyên Đông Dương đã hòa làm một tại điểm nối ray nằm ở Km 1.221, cách ga Hảo Sơn 1km về phía Nam và cách Sài Gòn 509km về phía Bắc.
Vua Bảo Đại mặc quốc phục cùng Toàn quyền Pháp cầm cờ-lê làm động tác siết bulông nối ray, chính thức công nhận trục đường sắt Đông Dương đã hoàn thành.
Tính đến thời điểm này, toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam đã có trên 2.600 km.
Để có được tuyến đường sắt xuyên Bắc – Nam này, người Pháp đã mất 55 năm kể từ khi khởi công tuyến đường sắt đầu tiên Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1881.

Một xưởng máy của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm năm đầu đi vào hoạt động 1905

 

Ga Hà Nội 1921-1935

 

Cầu Long Biên – Hà Nội, bắc qua sông Hồng, xây từ năm 1899-1902 do Pháp thiết kế.
Quyết định xây cầu là Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và do nhà thầu Daydé et Pillé thi công.
Vào thời điểm đó, cây cầu dài hơn 2km này đã trở thành một trong những cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình đáng chú ý và quan trọng nhất của vùng Viễn Đông.

Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) trên tuyến đường sắt xuyên Việt xây dựng xong và đưa vào sử dụng năm 1904

 

Người Pháp đang làm đoạn đường sắt phía nam Hải Vân.

 

 

Cầu quay – Hải Phòng.

 

Ga Lào Kay đầu thế kỷ 20

 

Lạng Sơn, cầu đường sắt trên sông Kỳ Cùng

 

Lạng Sơn, cầu đường sắt và sông Kỳ Cùng

 

 

Cầu biên giới trên sông Nậm Thi, bên này cầu là Lào Cai của Việt Nam, bên kia là Hà Khẩu của Trung Quốc.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam đi qua cây cầu này.

 

Ga Bắc Lệ (là một diểm trên đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng)

Đáp Cầu – Bắc Ninh

 

HÒN GAI – Đường sắt Hà Tu dọc Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)

 

Nhà ga xe lửa Phủ Lạng Thương, nhà ga này được xây dựng vào năm 1892

 

 

 

 

Ga đường sắt Việt Trì

 

Cầu đường sắt Nam Ô, Huế, chú thích trên bưu thiếp viết năm 1910.

 

Trung Kỳ – Đặt đường ray trong một đường hầm (tuyến đường sắt Đà Nẵng đi Huế).

[Trên postcard viết nhầm là Romane thay vì Tourane]

 

Nhà ga Qui Nhơn những năm 1920-1935.

 

Ga Đà Lạt năm 1948.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 francs.

Hình dáng nhà ga giống núi Langbiang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m. Nếu đem so sánh, kiến trúc Ga Đà Lạt tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp với phần nhô ra từ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng. Nhà ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng.

 

Cầu đường sắt vượt qua sông Trà Khúc

 

 

Vận chuyển đầu máy xe lửa qua sông Long Đại, Đồng Hới, Quảng Bình

 

 

Tuyến đường sắt chạy xuyên biên giới Việt – Lào tại Quảng Bình được người Pháp xây dựng vào năm 1929 và hoàn thành sau 5 năm, bắt đầu ở ga Tân Ấp (huyện Tuyên Hóa) và kết thúc ở huyện Khăm Muộn (Lào). Chiều dài tuyến đường ước khoảng 60 km.

Do địa hình đồi núi nên nhiều đoạn đường sắt xây dựng trên các cột trụ có độ cao hàng chục mét. Một số đoạn sử dụng cáp treo để vận chuyển hàng hoá và người nên được gọi là “đường sắt trên không”

 

Đầu máy xe lửa ở Quảng Trị trong những năm 1920-1929

 

Ga Huế những năm 1921-1935

 

 

Xe lửa qua phà trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho năm 1885.

 

Trong toa hàng ăn trên tuyến xuyên Việt 1921-1935.

 

Trong các bức ảnh về đường sắt thì đây là một bức ảnh quý giá, cho chúng ta thấy được tuyến đường sắt được xây dựng như thế nào.
Một công trường xây dựng có chỉ huy người Pháp đội mũ mặc áo trắng, các công nhân người Việt sử dụng các công cụ thô sơ như cuốc chim, xẻng…, phía xa là những địa hình cao cần phải san bằng.
Đây là tuyến đường sắt qua Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), bắt đầu xây dựng vào năm 1892, có lẽ bức ảnh được chụp vào thời điểm đó.
Chỉ 2 năm sau, năm 1894 tuyến đường được xây dựng xong.
Năm 1900 bức ảnh này được mang đi trưng bày tại Hội chợ triển lãm quốc tế (l’Exposition Universelle).

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *