Quan sát

Ông tổ thợ nề là ai?

Ông tổ thợ nề ( tên gọi khác là thợ hồ), trước đây dân ta cúng ông Lỗ Ban ( Trung Quốc), vào ngày 20/12 âm lịch. Tuy nhiên, từ khi chúa Nguyễn vượt đèo Ngang vào trấn thủ ở Phú Xuân, những người dân miền Trung thường cúng tế lễ tổ thợ nề là một ông tổ khác.

Nghi lễ tổ chức trong vòng hai ngày: 23 và 24 tháng 11 Âm lịch. Ngày chính hội là 24 tháng 11.

Tổ sư thợ nề cử hành hằng năm bắt nguồn tại xóm Ngõa Tượng, làng Địa Linh, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, Thừa Thiên – Huế.

Tổ sư là ông Huỳnh Ngọc Quý.

Xóm Ngõa Tượng cách kinh thành Huế chừng 3km về phía Đông – Bắc. Đây là một xóm nhỏ, diện tích trên dưới 1ha đất, nằm giữa hai làng Địa Linh và La Khê. Nghề khảm sành sứ cùng với nề ngõa quy tụ dưới đời Gia Long lấy tên là “Nề Ngõa tượng cuộc”.

Xóm Ngõa Tượng nằm sát vùng Vân Cù, nơi có đất sét tốt nổi tiếng cho việc làm ngói. Xóm hình thành khoảng đầu thế kỷ XVI, với nhiệm vụ cung cấp gạch ngói cho việc xây dựng phủ đệ thời các chúa Nguyễn. Thời bấy giờ, nhu cầu về loại nguyên liệu này rất lớn. 

 

“Do nguồn nguyên liệu đất sét dồi dào và có chất lượng ở Ngõa Tượng, Nam Thanh, Vân Cù, cũng như giao thông tiện lợi, gần gũi kinh thành tiện cho việc giám sát, theo dõi của triều đình, các công trường thi công đúc gạch ngói nhà nước có lý do thuận lợi để thành lập và ngày càng phát triển.

Giai đoạn đầu là thời kỳ hoạt động của xóm Ngõa Tượng, phụ trách việc cung cấp nguyên liệu cho các kiến trúc của chúa.

Giai đoạn hai là sự phát triển thế liên hoàn Ngõa Tượng – Nam Thanh – Vân Cù. Đó là thời kỳ hoạt động có tính cách phối hợp chặt chẽ của công trường thủ công nhà nước mà các văn bản triều đình Huế ghi là Quan Diêu Trường phục vụ cho nhu cầu của các vua Nguyễn.

Xóm Ngõa Tượng hình thành từ đời các chúa Nguyễn, nhưng đền thờ ông tổ thợ nề vẫn chưa được xây dựng. Mãi đến khi xây xong Đại Nội (còn gọi là Hoàng Thành), vua mới cho xây đền thờ ông Tổ thợ nề. Từ đó hằng năm, nghệ nhân và các tay thợ tổ chức cúng tế, còn có các thợ nghề khảm sành sứ góp.

Đồ Vật được thờ là một cái bay, một cái bê bằng vàng thật, cán bằng bạc.

Đối tượng tham gia lễ hội Tế Tổ gồm toàn thể thợ nề trong vùng. Ngày nay, phong tục này đã lan khắp miền trung đối với những người tham gia vào công tác xây dựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *