Đền, miếu, điện, chùa, am, phủ,…khác nhau như thế nào?
– Đền:
Nơi thờ thánh hoặc những nhân vật lịch sử đã được thần thánh hóa. Đền có nhiều dạng. Là loại hình to lớn về cả mặt bằng lẫn ý nghĩa, có thể kể tới: Đền Hùng, đền Gióng,…rồi các đến thờ thần linh dân dã như Đền Độc Cước, cũng có khi đền gắn với việc thờ các thần linh hoặc nhân vật của địa phương được thiêng hóa.
– Miếu:
Thường là ngôi đền nhỏ như: miếu Thổ địa, miếu cô, miếu cậu,…Nhìn chung, không phải là những nơi thờ những thần linh có vai trò to lớn. Tuy nhiên, trông một số trường hợp cụ thể có thể thấy miếu là môt kiến trúc khá lớn, đôi khi chiếm một diễn tích mặt bằng rất đáng kể, ví như: Văn Miếu.
– Nghè:
Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có thể thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều, cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thôn trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đắp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật.
– Điện:
Là một hình thức của đền, nơi thờ thánh trong tín ngưỡng dân dã Việt. Điện phổ biến thờ mẫu hoặc các thần nổi tiếng. Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên ban thờ thường có ngai, bài vị, khám , tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: Tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…Cũng có khi là nơi làm việc của các vị vua chúa như điện Diên Hồng, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh.
– Phủ
Thường là nơi thờ mẫu, Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ,…. ở Thanh Hóa cũng gọi đền là Phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương. Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần nữ nhân ở chùa Bút Tháp có niên đại vào giữa Thế kỷ XVII.
– Quán:
Một dạng của đền gắn với đạo Lão. Tùy theo từng thời mà có các dạng thực thờ tự khác nhau. Vào khoảng thế kủ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất chỉ như là của một ngôi đền thờ vị thánh cụ thể. Đến thế kỷ XVI – XVII: việc thờ cúng các vị thần linh cơ bản như Trung Hoa.
– Am:
Được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Am được nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như một ngôi nhà nhỏ lợp lá, làm nơi ở của các con cái, chịu tang cha mẹ. Về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, và làm nơi ở, nơi đọc sách của văn nhân.
(Theo Hỏi đáp về văn hóa Việt Nam)