Xưa & Nay

Chủ nhân giếng cổ Gio An là lính nhà Mạc?

  1. Tổng quan về các giả thiết cũ về giếng cổ – đá thần:

Các giếng cổ – đá thần còn tìm thấy ở Gio An, Gio Linh, Quảng Trị, phần lớn thuộc Tổng Bái Trời xưa, là những di tích văn hóa lịch sử độc đáo được giới nghiên cứu lịch sử quan tâm hơn nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề chủ nhân của giếng cổ – đá thần là một dấu hỏi lớn, vẫn còn phải tiếp tục thảo luận.

Các giả thiết đã công bố về chủ nhân của giếng nước – đá thần có thể xếp thành hai khuynh hướng:

Giả thiết cho rằng chủ nhân của giếng nước-đá thần là người Indonesien, vào thời tiền sử, từng phiêu bạt đến vùng Gio Linh, Quảng Trị để sinh cơ lập nghiệp, do nhà khảo cổ Madelein Colani đề xướng trong “Emploi de la pierre en de temp rescules Annam – Indonesia – Assam”. Cơ sở cảu giả thiết này là sự tương đồng về cấu tạo, chức năng giữa giếng cổ Gio Linh với các giếng ở Miền Nam. Theo Madelein colani thì chỉ có “những nhà hàng hải kiêm thương nhân có đầu óc thực dụng Indonesien” mới có đủ thực hiện công trình quy mô như các giếng cổ Gio Linh.

Giả thiết cho rằng chủ nhân giếng cổ Gio An (Gio Linh) là người Champa do tác giả Lê Duy Sương đề xướng trong bài viết “Các giếng nước cổ ở Gio An”. Cơ sở của giả thiết này, là giếng cổ Gio An nằm gần các vùng di tích Champa trên đất Quảng Trị. Theo Lê Duy Sơn di tích giếng cổ nằm trong “dòng chảy văn hóa Champa” nên chủ nhân giếng cổ là người Champa có khả năng cao nhất.

Ngoài ra, Madelein colani khi đang nghiên cứu các viên đá làm mốc, các viên đá bùa… gọi chung là đá thần thì thấy những di tích này có liên quan đến giếng cổ và nhà nghiên cứu này cũng cho chủ nhân của những viên đá ấy thuộc “dân tộc bán khai”. Tạm gọi “giếng cổ – đá thành”.

Các viên đá được sắp xếp khoa học. Ảnh : VietTraveler.com

  1. Giả thiết mới:

Cư dân Tổng Bái Trời thế kỷ 16 là chủ nhân của giếng cổ – đá thần.

Nghiên cứu các công trình của Madelein Colani, Lê Duy Sơn thấy rằng các tác giả khảo tả chi tiết các giếng cổ – đá thần. Có giếng chiếm mặt bằng khá rộng. Thường khi đào giếng, người ta đào hoặc khoan xuống lòng đất, khi gặp mạch nước ngang là có nước. Mặt bằng của giếng chỉ chiếm vài mét vuông. Còn giếng cổ Gio Linh có quy mô hơn hẳn và khác những giếng xưa ở các làng đồng bằng. Vì thế chúng tôi thấy cần nghiên cứu quá trình  tạo tác công trình giếng cổ Gio Linh.

Sau nhiều lần khảo thực ở Gio An, chúng tôi thấy giếng cổ ở đây xuất hiện hoàn toàn khác sự xuất hiện các giếng cổ ở đồng bằng; cụ thể phần lớn những giếng kéo dài, uốn lượn theo địa hình là dấu vết của những khe, suối cũ. Trong 20 phường của tổng bái trời có phường tên khe sông đủ nói lên vùng Gio Linh. Theo chúng tôi thì những mạch nước ngầm hiện nay ở giếng cổ là những dòng nước lộ thiên của khe, suối, sông con ngày xưa. Do vùng đất đỏ bazan màu mỡ, địa hình gò đồi lồi lõm, và rải rác có những tảng đá tổ ong, to có nhốc, nằm ngổn ngang trên mặt đất vài mét. Đất thịt lại phủ lên, chưa kể khi người làm vườn cứ tìm cách mở rộng diện tích vườn bằng cách san lấp những chỗ trũng như khe suối… Kết quả dòng lộ thiên bây giờ trở thành mạch nước ngầm cung cấp nước cho giếng cổ.

Trên một con suối bị lấp, có những đoạn được chừa lại, kè đá thì phun ra ở đá phía cao; đó là giếng cổ ở Gio An. Với giả thiết này, phần nào giải thích được tính quy mô và độc đáo ở giếng cổ Gio Linh. Hiện tượng này có thể lặp lại ở vùng kinh tế mới Xuân Lộc (Gia Ray, Gia Lào…) Đồng Nai, vùng kinh tế mới ở Sông Bé. Ở những vùng đất này có đất đỏ bazan, cũng có đá tổ ông nằm rải rác, lẫn với đất thịt, và ta cũng đào, xeo, nạy, vần…những viên đá, tảng đá ấy, xô xuống khe, suối nhằm mở rộng mặt bằng canh tác. Nước khe trở thành mạch nước ngầm và những đoạn của khe, suối cũ, người ta chừa lại để lấy nước; đó là giếng mội.

 

Với quy mô một vùng đồi ở Gio Linh, có hệ thống trên 60 giếng cổ xếp bằng đá…cho thấy chủ nhân của giếng cổ phải là những tộc người có trình độ tổ chức cao. Nếu chủ nhân là người Anhđônediêng từng lập nghiệp ở đây, tạo ra những giếng có quy mô lớn và đọc đáo ấy thì họ phải để lại một tầng văn hóa tương đương. Có thể họ đã bị tiêu diệt hoặc suy thoái thì phương thức tạo giếng ít nhiều phải được kế thừa ở một vùng đất khác, vùng rừng đất núi Quảng Trị chẳng hạn. Nhưng các dân tộc mền núi nước ta cho đến nay. Nước đơn giản làm bằng ống tre mà thội! Chính điều này đã minh chứng cho giả thuyết Madelein Colani. Vì lẽ đó mới dẫn đến giả thiết của người Champa của Lê Duy Sơn. Chính Madelein Colani đã tìm thấy một “gạch nối văn hóa” ở vùng này với giếng cổ đá thần. Đá thần có đá làm mốc địa giới, đá dùng để tránh yểm cho đương cơ, đá có ghi bùa để yểm tà ma, hung khí. Đây là cách phân định địa giới bằng cột mốc được đúc bằng bê tông cốt thép, chứ ngày xưa làm bằng đá. Thường người ta hay thỉnh ông táo, bát hương… đến ngã ba đường cái, nơi có cột móc…rồi thắp hương làm cho cột móc linh thiêng. Cột móc trở thành “ông mốc”, “thần mốc”. Do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, người Việt nói riêng và người châu Á nói chung đều học thuật phong thủy của Trung Quốc xưa. Trong phép phong thủy có “lập thạch” để tránh họa. Ở cột đá, có vẻ bùa là đá trấn, đá bùa. Công cụ này nhằm trấn yểm năm xây nhà, trấn xuyên giếng không có phương khô có lợi…Như thế, đá thần có bùa thường có chủ nhân là người Tàu, người Việt. Vậy chủ nhân của giếng cổ – đá thần là người Anhdonedieng rất bấp bênh.

Có một sự kiện lịch sử quan trọng dẫn đến sự thành lập các phường trên xứ Cồn Tiên, nam sông Hồi (sông Bến Hải) khi Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa, Đại Nam thực lục tiền biên chép: “Nhâm Thân, năm thứ 15 (1572) (Lê Hồng Phúc năm 1, Minh Long Khánh 6) mùa xuân, tháng giêng, vua Lê đổi niên hiệu là Hồng Phúc.

Mùa thu, tháng 7, tướng Mạc là Lập Bảo (không rõ họ, tự xưng quận công) lấy người ở châu Bắc Bố Chánh (nay là huyện Bình Chánh) dẫn đường đem 60 binh thuyền vượt biển vào đánh cướp, đóng trại từ con đường xã Hồ Xá đến đền Thanh Tương xã Lãng Uyển. Thế giặc đang mạnh. Chúa đem quân chống giữ, đóng ở sông Ái Tử. (ĐNTLTB, NXN SH, Hà Nội, 1962, trang 35). Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã dùng mỹ nhân kế khi cử hầu thiếp của chúa là Ngô Thị Lâm, người làng Thế Lại, đến dụ lập bạo. Lập bạo thề với chúa Nguyễn Hoàng ở ven sông Ái Tử. Lập bạo trúng kế và bị chúa giết, còn quân sĩ nửa vạn bị bắt làm tù binh. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho số tù binh này định cư ở Cồn Tiên, vùng gò đất đỏ ở Gio Linh, lập 36 phường của Tổng Bái Ân. Sử đã chép: “Quân giặc đem nhau đầu hàng, chúa cho đất ở Cồn Tiên (Tổng Bá Ân bây giờ) đặt làm 36 phường…”. Như vậy, lớp cư dân đầu tiên, có tổ chức cao, ở Tổng Bái Trời phải sau 1572 mới có. Chính họ là những người khai khẩn đất rừng núi của xứ Cồn Tiên thành Tổng Bái Trời.

Bây giờ hãy xét giả thiết của chủ nhân Champa của giếng cổ – đá thần. Giả thiết này dựa vào “dòng chảy văn hóa Champa” trên đất Quảng Trị. Vùng Quảng Trị, còn rải rác nền móng cũ của tháp chàm, tượng đá tạc thần Visnu, Siva…thế nhưng ở Gio Linh, trên những làng xã, phường…không có gạch Champa, không có một di chứng nào gọi là nằm “trong dòng chảy văn hóa Champa”. Và nếu cũng có thể hài hòa với giếng cổ, đá thần ở vùng này. Do sự bấp bênh của hai giả thuyết Anhđônediêng, Champa nói trên, chúng tôi xin đưa ra giả thuyết mới: Chủ nhân của giếng cổ – đá thần nói riêng và di tích văn hóa lịch sử toàn vùng gò đồi đất đỏ Gio Linh, tức Tổng Bái trời xưa, là lớp cư dân người Việt đến đây lập nghiệp vào năm 1572. Họ là những tù binh Mạc, được chúa Tiên Nguyễn Hoàng đưa đến đây khai thác vùng đất đỏ bazan màu mỡ của xứ Cồn Tiên, Gio Linh. Họ và con cháu họ đã được tổ chức thành 36 phường, sau đó gom lại còn 25 phường… canh tác trên đất công và đất tư hữu. Do có nguồn gốc quân đội, lớp dân cư đầu tiên này đã cải tạo địa hình gò đồi thành ruộng núi, vườn rừng nhờ xử lý những viên đá, tảng đá tổ ong nằm lẫn trong đất thịt (đá mồ côi). Họ đã xếp đá để giữ đất, chống xói mòn, lấp khe, suối để mở rộng mặt bằng, chừa lại những đoạn khe, xếp đá thành giếng. Giếng dùng cho sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng cần để sản xuất như tưới tiêu, cung cấp nước cho ruộng núi, hoặc dùng cho việc sản xuất dầu sơn, dầu lai…Họ lập chùa thờ phật, thờ Thánh, thờ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Họ là chủ nhân của một vùng trù mật nổi tiếng. Nhân dân Thuận Hóa nhắc đến Tam Phường, Bát Phường của Tổng Bái Trời như một vùng trù phú, nơi cung cấp những sản vật độc đáo và chúa Nguyễn Đàng Trong thu lợi lớn ở vùng này.

Do được tổ chức bởi một nhà nước mạnh, cư dân lại là cựu chiến binh nên ở Tổng Bái Trời có biểu hiện tổ chức xã hội cao. Những viên đá làm mốc để phân địa giới, những viên đá trấn, đá bùa…phản ánh tín ngưỡng của người Việt như những vùng khác của nước ta… Tóm lại, nếu như chủ nhân là người Việt thì giếng cổ – đá thần cùng với ruộng lúa, vườn rừng, chùa, miếu, đình làm thành một thể thống nhất, hài hòa của tầng văn hóa đặc Việt, thăng trầm trên dưới 425 năm.

                                                             Giếng Đìa. Ảnh : Trần Bình

Chúng tôi mạo muội đưa ra giả thuyết mới. Rất mong các nhà nghiên cứu lịch sử, nhất là các nhà khảo cổ học quan tâm vấn đề này. Ai là chủ nhân của giếng cổ – đá thần là câu hỏi đã được trả lời. Nhưng chỉ dừng lại ở mức giả thuyết. Vấn đề chỉ còn cách định tuổi của các di vật bằng các phương pháp của khảo cổ học (đồng vị C14, bào tử phấn hoa…) mới khẳng định được chủ nhân là người Anhđônêdiêng, người Champa hay người Việt mà thôi.
Trần Viết Điền (theo tapchicuaviet.com.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *